Tự Học CCNA – Bài 1-Mạng máy tính là gì ?
Mạng máy tính là gì?
Nhận thấy tình hình chung của các anh em mới bắt đầu với Network cần phải có một kiến thức nền tảng, hôm nay mình xin mạn phép viết một chuỗi bài chia sẻ “Tự học CCNAx ver 3.0” mong rằng sẻ một phần nào đáp ứng được nhu cầu đó của anh em IT Network gần xa.
Bài viết nên xem qua :
Series “CCNA”
Bài viết này mình sẻ tập trung về các chủ đề Network Overview như sau :
Content:
1/Khái niệm cơ bản về mạng ?
2/Các thiết bị cơ bản của một hệ thống mạng
3/Chức năng chia sẻ tài nguyên của hệ thống mạng
4/Các đặc tính kỷ thuật trong một hệ thống mạng
5/Các sơ đồ đấu nối thiết bị trong một hệ thống (Topology) mạng
6/Các hình thức kết nối ra Internet của một hệ thống mạng
1/Khái niệm mạng máy tính là gì?
-Network là tập hợp các thiết bị có khả năng truyền dữ liệu và các thiết bị, hệ thống đầu cuối ( như user,server) được kết nối với nhau để có thể giao tiếp và truyền dược dữ liệu. Trong một hệ thống mạng có thể truyền tải rất nhiều kiểu dữ liệu, loại dữ liệu và các ứng dụng khác nhau.
Internet là một mạng có qui mô lớn nhất và được sử dụng rộng rải nhất hiện nay.
-Các đối tượng cùng kết nối vào một mạng :
- Người dùng cố định tại nhà, các cơ quan
- Người dùng di động như các saler, thiết bị phát sóng 3G, 4G,wifi… truy cập vào hệ thống internet
- Các công ty, doanh nghiệp kết nối để vận hành thiết bị phục vụ cho công việc của cty.
2/Các thiết bị cơ bản của một hệ thống mạng
Đi từ dưới lên thì hệ thống mạng có thể bao gồm các thành phần cơ bản như :
- User đầu cuối (PC) : các máy tính cá nhân, các thiết bị dùng internet dùng điểm truy cập như wifi phục vụ truyển tải dữ liệu cho người dùng.
- Các đường link kết nối :
+ Connector : cổng mạng RJ-45, RJ-11,….phục vụ giao tiếp dữ liệu giữa đường truyền và NIC trên thiết bị.
+ Devices tiếp nhận dữ liệu trên máy tính người dùng: NIC (card mạng có dây và không dây ). Thực hiện chuyển dữ liệu thành các dạng tín hiệu có thể truyền trên đường truyền như tín hiệu điện, ….
- Những thiết bị tập trung : Switch, hub, brigde có chức năng tập dung dữ liệu từ các end users. Thực hiện chuyển mạch dữ liệu ở Layer 2 Ethernet LAN.
- Thiết bị định tuyến đường truyền : (Router) thực hiện chức năng định tuyến (chọn đường đi tối ưu nhất) cho các dữ liệu đã được tập trung ở layer 2 .
3/Chức năng chia sẻ tài nguyên của một hệ thống mạng máy tính
Kết nối cho phép các thiết bị có thể chia sẻ dữ liệu, tài nguyên của cá nhân, tổ chức, các hoạt động chia sẻ thường thấy trong một hệ thống mạng Enterprise :
- Chia sẻ data và các loại application : người dùng có thể chia sẻ chung một hay nhiều loại tài nguyên với nhau như hình thức chia sẻ file giữa các máy tính kết nối với nhau, điều khiển truy cập như Teamviewer hoặc thực hiện các video conference giữa các chi nhánh của công ty
- Trao đổi tài nguyên hardware như máy in, máy photocopy,…
- Share tài nguyên lưu trữ như : dữ liệu trong server hay các hệ thống database, datacenter của các doanh nghiệp.
4/ Các đặc tính kỷ thuật trong một mô hình mạng máy tính
- Speed : cho biết được tốc độ truyền tải dữ liệu được tính bằng đơn vị bps ( bit per second )
- Cost: các chi phí xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng một hệ thống mạng.
- Security : tính bảo mật dữ liệu trong hệ thống mạng
- Availability : tính liên tục trong việc đảm bảo truy cập liên tục
- Reliability : độ tin cậy trên đường truyền, khả năng truyền dữ liệu ít mất mát và sự cố lỗi .
- Topology : sơ đồ mạng thực hiện cho người quản trị biết được cách thức kết nối giữa các thiết bị trong một hệ thống và cách thức các luồng dữ liệu được truyền tải trong hệ thống
5/ Các sơ đồ đấu nối thiết bị trong một hệ thống (Topology)
-Topology có thể chia ra được 2 loại sơ đồ chính :
+ Physical topology : sơ đồ vật lý mô tả các kết nối các thiết bị mạng
+ Logical topology : mô tả cách thức mà các luồng dữ liệu được truyền tải.
– Các dạng sơ đồ đấu nối cơ bản giữu các thiết bị : dạng bus, dạng sao và dạng vòng.
–
-Mật độ kết nối của các thiết bị được cũng được chia thành 3 dạng :
+ Full mesh: nguyên lí của sơ đồ này là các thiết bị đều được kết nối đến các thiết bị còn lại, tính dự phòng rất cao nhưng bù lại tốn rất nhiều chi phí đầu tư xây lắp.
+ Hub – and – Spoke : thực hiện kết nối giữa thiết bị trung tâm với các thiết bị còn lại , sơ đồ này không có tính dự phòng, khi hub(spoke) chết thì các client bị cô lâp hoàn toàn, hệ thống mất tính dự phòng nhưng bù lại chi phí đầu tư lắp đặt ít hơn Full mesh topology.
+ Partial – mesh : sự kết hợp giữa 2 sơ đồ trên, vừa đảm bảo được tính dự phòng vừa ít tốn chi phí cho việc vận hành và bảo dưỡng. các thiết bị được đấu nối có tính dự phòng.
6/ Các hình thức kết nối ra Internet
- ADSL (Asymetric Digital Subscriber Line): kỷ thuật sử dụng đường truyền cáp đồng điện thoại để kết nối cung cấp đường truyền Internet. Thông qua đường cáp điện thoại này. Các ISP sẻ cung cấp đường truyền đến điểm truy cập cho người dùng, thông qua đó user có thể truy cập vào Internet.
- FTTH (Fiber to the Home) và FTTB (Fiber to the building): kỹ thuật sử dụng đường cáp quang do ISP kéo đến nhà hay cơ quan để cung cấp Internet. Đường cáp FTTH & FTTB cung cấp đường truyền tốc độ cao hơn so với ADSL .
- Cable TV: mạng lưới truyền hình cáp truy cập Internet. Được các nhà cung cấp cáp truyền hình cung cấp đường truyền Internet kèm theo dịch vụ cáp truyền hình.
- Leased Line: một loại hình truy cập Internet dành cho các doanh nghiệp. Các ISP sẻ cung cấp đường truyền đảm bảo về chất lượng dịch vụ truy cập Internet.
———————————********************—————————————————
Lời Kết
Phần mở đầu về Mạng máy tính căn bản mình xin chia sẻ đến đây rất mong được sự ủng hộ cũng như sự góp ý chân thành từ các thầy và các anh em đi trước để chuỗi series “Tự học CCNAx” ngày càng được hoàn thiện hơn. Mình xin chân thành cám ơn.
Phần tiếp theo sau bài viết này mình xin chia sẻ về mô hình OSI và mô hình TCP/IP và cách thức hoạt động của 2 mô hình này. Hãy theo dõi bài viết tiếp theo trong Series CCNA tại website và blog itforvn.com nhé. Nếu có thắc mắc hay đóng góp các Anh em hãy comment bên dưới nhé!
Tác giả: Quân Lê – ITFORVN.COM
Bạn có thể tương tác và cập nhật thông tin mới nhất của Nhóm Facebook ITFORVN, Các khóa học mới do group tổ chức tại «Portal»
Tất cả bài viết về ccna tại đây
PHẦN I: SWITCHING
Tự Học CCNA Bài 1-Mạng máy tính là gì ?
Tự Học CCNA Bài 2-Mô hình OSI và TCP/IP
Tự Học CCNA Bài 3: Lớp Transport TCP/IP Topology
Tự Học CCNA Bài 4: Lớp Internet TCP/IP
Tự Học CCNA Bài 5: Ethernet LAN và hoạt động chuyển mạch
Tự Học CCNA Bài 6: VLAN, Trunking, VTP
Tự Học CCNA Bài 7: Giao thức Spanning Tree (STP)
Tự Học CCNA Bài 8: Giao Thức RSTP, pVST+
Tự Học CCNA Bài 9: Giao Thức DHCP cấp phát IP động
Tự Học CCNA Bài 10: Etherchannel
PHẦN II: ROUTING
Tự Học CCNA Bài 11: Các Kĩ Thuật Định Tuyến
Tự Học CCNA Bài 12: Giao thức định tuyến RIP
Tự Học CCNA Bài 13: Giao thức EIGRP (phần 1)
Tự Học CCNA Bài 14: Giao thức EIGRP (phần 2)
Tự Học CCNA Bài 15: Giao thức EIGRP (phần 3)
Phần Thực Hành demo lab
Tự Học CCNA Lab 1: Cấu hình Router Cisco cơ bản
Tự Học CCNA Lab 2 Cấu hình CDP, Telnet
Tự Học CCNA Lab 3: Cấu hình VLAN, Trunking VTP
Tự Học CCNA Lab 4: VLAN Routing
Tự Học CCNA Lab 5: Cấu hình STP
Tự Học CCNA Lab 6: Cấu hình DHCP
Tự Học CCNA Lab 7: Cấu hình Etherchannel
Tự Học CCNA Lab 8: Cấu hình Static Route