Tự Học CCNA Bài 2-Mô hình OSI và TCP/IP

Mô hình OSI và TCP/IP

Tiếp theo loạt bài “Tự Học CCNAx ver 3.0” hôm nay mình xin chia sẻ tiếp Bài 2 : Mô hình OSI và TCP/IP. Như các anh em đã biết mô hình OSI và TCP/IP là 2 mô hình cơ bản và khá quan trọng trong một hệ thống mạng.

Bài viết nên xem qua :
Series “CCNA”

CONTENT:

1. Mô hình OSI

1.1 Overview OSI model

1.2 Cách thức hoạt động của mô hình OSI

2.Mô hình TCP/IP

1. Mô hình OSI

1.1 Overview OSI model

  • Được giới thiệu vào năm 1977 do tổ chức ISO. Thực hiện các tác vụ truyền dẫn số liệu,dữ liệu giữa 2 host thành 7 layer được sắp xếp từ 1-7.
  • Các phân lớp của mô hình OSI.
Mô hình OSI
H1. Mô hình OSI

 

Chức năng và nhiệm vụ của các layer của mô hình OSI có thể tóm tắt: 

  • Physical Layer ( Lớp 1) : chuyển đổi các dữ liệu thành các tín hiệu cơ, điện, quang thành các tín hiệu nhị phân ( 0,1 ) để truyền trên đường truyền vật lý.
  • Data Link Layer ( Lớp 2 ): có chức năng định nghĩa các cách thức đóng gói dữ liệu cho các loại đường truyền. Thực hiện tương tác với các giao thức của lớp trên, tầng Data Link sử dụng địa chỉ MAC( MAC address – Physical address ) là địa chỉ đặc trung trên tầng này. SWITCH là thiết bị hoạt động ở tầng Data link.
  • Network Layer (Lớp 3 ): vai trò của tầng Network là định tuyến đường truyền. Tìm ra đường đi tối ưu nhất cho các thực thể. Địa chỉ IP được sử dụng phổ biến của tầng 3( Logical address ). ROUTER là thiết bị đặc trưng hoạt động ở tầng này.

Các tầng ít liên quan nếu làm thuần về Network

  • Transport Layer ( Lớp 4 ) : làm công việc quản lý thực hiện các tác vụ truyền dữ liều từ source đến destination ( end to end hay host to host ). Đảm bảo việc truyền dữ liệu được tối ưu nhất, lưu ý là các tác vụ truyền này phải được đảm bảo thông suốt từ các layer 1,2,3.
  • Session Layer ( Lớp 5 ) : có vai trò chính trong việc thiết lập, duy trì và giải phóng các session trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng trên 2 host.
  • Presentation Layer ( Lớp 6 ) :thực hiện translate để 2 ứng dụng giữa 2 host với nhau để 2 host này có thể hiểu được và giao tiếp được với nhau.
  •  Application Layer ( Lớp 7 ):  Giao diện tương tác trực tiếp giữa các ứng dụng và dịch vụ mạng đến người dùng.

1.2/ Cách thức hoạt động của mô hình OSI

– Những nguyên tắc hoạt động của mô hình :

  • Tầng dưới cung cấp dịch vụ cho các tầng trên nó. Các tầng trên sẻ gửi yêu cầu dữ liệu xuống tầng dưới và nhận được kết quả. Các tầng trên không quan tâm cách thức hoạt động của các tầng dưới.
  • Phân lớp giao tiếp ngang hàng giữa 2 host với nhau, nhưng các lớp ngang hàng nay muốn giao tiếp được với nhau phải thông qua hoạt động của các lớp dưới. Các loại dữ liệu sẻ đi lần lượt từ lớp trên xuống lớp dưới, cuối cùng đến tầng vật lý sẻ biến đổi thành các tín hiệu để đến được host 2 và tiếp tục đi lên lớp ngang hàng của host 1.
    Cách hoạt động của mô hình OSI và TCP/IP
    H2. Cách hoạt động của mô hình OSI và TCP/IP
  • Encapsulation và De-encapsulation

    Cách thức Data Encapsulation của mô hình OSI và TCP
    H3. Cách thức Data Encapsulation của mô hình OSI và TCP
    Encapsulation trên host 1 ( sender)
    H3. Encapsulation trên host 1 ( sender)

    Khi các gói tin đi từ lớp Application xuống lớp Physical. Các giao thức đặc trưng của mỗi lớp sẻ quy định cách thức đóng gói dữ liệu. Các gói tin này được gọi là PDU ( Protocol Data Unit ) các gói tin PDU gồm 2 phần là Header (Phần thông tin quản lý gói tin của các tầng)  và Data ( dữ liệu thực của gói tin được truyền ).                                                          Encapsulation trên host 1 ( sender)

  •  Gói tin PDU đi từ trên xuống dưới chúng sẻ được đóng gói thành data lớp bên dưới và được đóng thêm header của tầng dưới. Cứ xuống thêm một tầng thì sẻ có một header được thêm vào. Đặc biệt ở tầng Data Link , gói tin sẻ được đóng thêm một trường kiểm soát lỗi FCS (phần trailer).                                                                De-encapsulation trên host 2 ( Reciever)
  • Tại đầu nhận quá trình mở gói sẻ bắt đầu một chiều ngược lại từ tầng 1 đến tầng 7, cứ mỗi khi lên 1 tầng thì header của tầng dưới lại được gở bỏ để trả lại gói tin dữ liệu PDU. Đến tầng 7 dữ liệu sẻ được mở gói hoàn toàn. Thực hiện các ứng dụng của tầng này sẻ gửi data trực tiếp đến người dùng.
  • Đơn vị dữ liệu của gói tin trên các tầng:
  • Application, Presentation, Session : Data

Transport : Segment

  • Network : Packet
  • Data Link : Frame
  • Physical : Bit

2. Mô hình TCP/IP

Mô hình TCP
H4. Mô hình TCP

-Mô hình này cũng được sử dụng khá rộng rãi, độ phổ biến tương đương mô hình OSI, khác với mô hình OSI. TCP/IP tổ chức dữ liệu theo sơ đồ 4 lớp như hình :-Trong đó các chức năng của từng tầng :

  • Application Layer : kiêm luôn nhiệm vụ của tầng tầng 5,6,7 OSI. Các thực thể của tầng này trong mô hình TCP/IP của cùng một giao thức đều thống nhất nhau về định dạng dữ liệu cũng như các cách thiết lập và quản lí các session.
  • Transport Layer: tương đương Transport của mô hình OSI. Giao thức nổi tiếng của tầng này là 2 giao thức TCP và UDP.
  • Internet Layer: hoạt động như tầng Network OSI. Đặc trưng và được sử dụng rộng rải của tầng này là giao thức IP.
  • Network Access Layer: có vai trò của 2 tầng Data Link và Physical.

Topology phân lớp cũng định nghĩa một hệ thống các giao thức cụ thể cho từng phân lớp của mô hình. Hệ thống giao thức đi kèm này gọi là chồng giao thức ( protocol stack).

-Hiện tại mô hình TCP/IP được sử dụng rộng rải hơn mô hình OSI. Mô hình OSI được sử dụng trong việc tham chiếu công nghệ 7 lớp.

-Các giao thức đặc trưng của từng tầng của mô hình TCP/IP :

 Giao thức đặc trưng của từng tầng của mô hình TCP/IP
H5. Giao thức đặc trưng của từng tầng của mô hình TCP/IP

-Liệt kê những ứng dụng phổ biến của mô hình TCP/IP :

  • FTP(File Transfer Protocol) : giao thức truyền file chạy nền TCP
  • Telnet : Cho phép truy cập từ xa để cấu hình, truy cập thiết bị chạy nền TCP
  • DNS (Domain Name System) : giao thức phân giải tên miền, ứng dụng chạy cả 2 nền TCP, UDP.
  • Etc…

Lời kết bài 3: Mô hình OSI và TCP/IP

Bài 2 chia sẻ về mô hình OSI và TCP/IP và cách thức hoạt động của mô hình này mình đã trình bày xong. Bài chia sẻ tiếp theo mình sẻ tiếp tục chia sẻ “Lớp TRANSPORT trong mô hình TCP/IP và cách thức hoạt động của phân lớp này”. Hãy theo dõi bài viết tiếp theo trong Series Tự học CCNA tại website và blog itforvn.com nhé. Nếu có thắc mắc hay đóng góp các Anh em hãy comment bên dưới nhé. Thân ái!

Tác giả:  Quân LêITFORVN.COM

Bạn có thể tương tác và cập nhật thông tin mới nhất của Nhóm Facebook ITFORVN, Các khóa học mới do group tổ chức tại «Portal»

Tất cả bài viết về ccna tại đây

PHẦN I: SWITCHING

Tự Học CCNA Bài 1-Mạng máy tính là gì ?

Tự Học CCNA Bài 2-Mô hình OSI và TCP/IP

Tự Học CCNA Bài 3: Lớp Transport TCP/IP Topology

Tự Học CCNA Bài 4: Lớp Internet TCP/IP

Tự Học CCNA Bài 5: Ethernet LAN và hoạt động chuyển mạch

Tự Học CCNA Bài 6: VLAN, Trunking, VTP

Tự Học CCNA Bài 7: Giao thức Spanning Tree (STP)

Tự Học CCNA Bài 8: Giao Thức RSTP, pVST+

Tự Học CCNA Bài 9: Giao Thức DHCP cấp phát IP động

Tự Học CCNA Bài 10: Etherchannel

PHẦN II: ROUTING

Tự Học CCNA Bài 11: Các Kĩ Thuật Định Tuyến

Tự Học CCNA Bài 12: Giao thức định tuyến RIP

Tự Học CCNA Bài 13: Giao thức EIGRP (phần 1)

Tự Học CCNA Bài 14: Giao thức EIGRP (phần 2)

Tự Học CCNA Bài 15: Giao thức EIGRP (phần 3)

Phần Thực Hành demo lab

Tự Học CCNA Lab 1: Cấu hình Router Cisco cơ bản

Tự Học CCNA Lab 2 Cấu hình CDP, Telnet

Tự Học CCNA Lab 3: Cấu hình VLAN, Trunking VTP

Tự Học CCNA Lab 4: VLAN Routing

Tự Học CCNA Lab 5: Cấu hình STP

Tự Học CCNA Lab 6: Cấu hình DHCP

Tự Học CCNA Lab 7: Cấu hình Etherchannel

Tự Học CCNA Lab 8: Cấu hình Static Route

2.7/5 - (19 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *