[Tự học MCSA MCSE 2016]-Lab 9- Cấu hình NIC Teaming trên Windows Server 2016

I. Giới thiệu NIC Teaming là gì ?

NIC Teaming là chức năng cho phép 2 hay nhiều NIC ( Network Interface Card) Vật lý liên kết với nhau tạo thành 1 NIC logic mới có khả năng Load- Balancing ( Cân bằng tải ) và tính năng High Ability ( Độ sẵn sàng cao) cho hệ thống mạng của doanh nghiệp .Khi một trong các Card mạng này bị lỗi, các Card mạng còn lại sẽ đảm nhận kết nối mà không cần bất cứ phần mềm của hãng thứ ba nào.

NIC Teaming là 1 công cụ có sẵn trong Windows Server 2016 . Tương tự như trên Linux chúng ta có Bonding cũng giống như NIC Teaming . Các bạn nhớ là tắt Firewall khi bật NIC Teaming , khi các card mạng khác bị quá tải thì nó sẽ chuyển qua card NIC Teaming để cân bằng tải 

Bên cạnh đó, NIC Teaming trên WS 2016 hỗ trợ tất cả các loại NIC và hơn nữa còn có khả năng dùng chung (mix) các hãng khác nhau vào cùng 1 group NIC Teaming. Ngoài khả năng LoadBalancing, NIC Teaming trong WS 2016 còn hỗ trợ Fault Tolerance.

II. Cấu hình NIC Teaming .

Ta có sơ đồ bài Lab như sau :

Trên con Server 2016 ta mở Server Manager lên

Chọn sang mục Local Server , ta nhìn thấy ở bảng trung tâm NIC Teaming đang bị Disable trên con server này và nó đã hiển thị 3 card mạng mà chúng ta sẽ cấu hình NIC Teaming là : VM Netwwork , WAN , DMZ

Ta ấn vào chữ Disable ở mục NIC Teaming để cấu hình . Ở bảng Adapters and Interfaces ta giữ phím Ctrl và chọn cả 3 card mạng , chọn Task và Add to new team

Ở bảng New team ta điền tên card mạng mới bao gồm tất cả các card mạng cũ ( đặt tên tùy ý nên mình sẽ đặt luôn là NIC Teaming) , tick chọn vào 3 card mạng cần cấu hình 

Team name :điền tên của Team cần tạo – trường hợp này là NIC Teaming
Member adapters : chọn NIC cần thêm vào team – trường hợp này chọn 3 NIC đầu.
Addional properties : Lựa chọn những thuộc tính đi kèm.
+ Teaming mode : gồm 3 mode

  • Static Teaming : kiểu cấu hình này yêu cầu cấu hình trên cả switch và host để xác định liên kết nào sẽ tham gia vào card mạng gộp. Vì cấu hình bằng tay, nên không cần thêm giao thức để hỗ trợ switch và host trong việc xác định đường truyền và xác định các lỗi trong quá trình thiết lập. Kiểu này được hỗ trợ bởi các server-class switch. Kiểu này được sử dụng nhiều trong việc chia tải giữa các card mạng trong hệ thống.
  • Switch Independent : các card mạng được kết nối vào các switch khác nhau, cung cấp các đường truyền dự phòng cho hệ thống mạng. 
  • LACP : giao thức để tạo EthernetChanel
  • Dynamic teaming (Link Aggregation Control Protocol – LACP, IEEE 802.1ax): kiểu này còn có tên khác là IEEE 802.3ad. Dynamic teaming làm việc dựa trên giao thức LACP. Giao thức này tự động xây dựng, điều chỉnh các card mạng gộp, tự động xác định các kết nối nào giữa switch và host sẽ tham gia vào card mạng gộp. Yêu cầu các thiết bị phải có hỗ trợ LACP.)

+Load balancing mode

  • Address Hash : dùng cho máy thật
  • Hyper-V Port : dùng cho máy ảo

+Standby Adapter : đây là chức năng Fault Tolerance.

  • Non (all adapters Active) : tất cả đều active và chạy LoadBalancing ( k có Fault Tolerance )
  • Tên adapter 1…  :  nếu chọn Adapter 1, thì adapter 1 sẽ về chế độ standby, nếu có NIC nào fail nó sẽ lên làm active
  • Tên adapter 2… : tương tự như trên.

Mình sẽ setup cấu hình NIC Teaming như sau , vì 3 card mạng này không nằm cùng dải nên mình sẽ sử dụng Switch Independent

Ta thấy sau khi cấu hình nó báo bị faulted các bạn đợi 1 lúc thì card mạng sẽ active lên 

Như vậy là chúng ta đã thành công 

Và chúng ta đã có 1 card mạng mới tên là Nic teaming , các bạn đặt IP cho card mạng đó giống y card LAN  là  card DMZ , IP là .2 để nó trỏ DNS về Domain Controller phân giải được tên miền itforvn.vcode.ovh .

Còn các card mạng còn lại đều đã bị disable hết các tính năng ngoại trừ 1 tính năng Multiplexor để hỗ trợ gộp card mạng Nic Teaming . Giờ chỉ còn 1 card NIC Teaming sẽ chạy hết phần cho các card còn lại , coi như chúng vẫn chạy .

Do chúng ta mix 3 card mạng ở 3 dải khác nhau nên khi thử Ping qua lại giữa Server và Client liền bị fail ngay vì do client không kết nối với dải VM Netwwork và WAN nên sẽ fail chắc . Chúng ta disable 2 card này đi và để lại card DMZ

Và kết quả nó đã Ping thông với nhau 

Vậy nên nếu các bạn mà không muốn phải Disable bất cứ card mạng nào thì chúng ta sẽ cấu hình NIC Teaming cho 3 card mạng LAN để nó chạy 1 vài dịch vụ nào đó thì sẽ thiết thực hơn . Thì cấu hình NIC Teaming cho 3 card mạng LAN cũng tương tự như khi chúng ta Mix 3 card mạng khác dải nhau như bài lab này đều ok hết . Cảm ơn các bạn đã theo dõi hẹn gặp lại các bạn trong các bài lab tiếp theo !

Video hướng dẫn chi tiết bài lab : 

 

Thanks and best regards,
Tác giả : Trần Tuấn Anh ( Diễn đàn ITFORVN.COM )
+ Skype: tuananhtran396@outlook.com
+ Telegram: @tuananhtran396
+ Facebook : https://www.facebook.com/welano96
+ Microsoft Team: Anh.Tran@itforvn.com
 Subcribe ITFORVN Youtube Channel at there

 

 

 

Đánh giá post

2 thoughts on “Hướng dẫn cấu hình Raid máy chủ HP DL380 Gen10

  1. Apkmomo says:

    Hi there,

    I’m a reader of your blog post and I found it very informative. I’m currently studying for the Microsoft Certified Systems Administrator (MCSA) and Microsoft Certified Server Administrator (MCSE) exams and I found

  2. Forhave says:

    Hi there,

    I’m a reader of your blog post and I found it very informative. I’m currently studying for the Microsoft Certified Systems Administrator (MCSA) and Microsoft Certified Server Administrator (MCSE) exams and I found

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *