Microsoft Azure Toàn Tập – Tổng quan về Cloud và các concept về Cloud

Tổng quan về Cloud và các concept về Cloud



Chào tất cả mọi người. Đã lâu rồi chúng ta mới gặp lại nhau ở bài này. Trong đợt vừa qua, do bận 1 số chuyện gia đình nên không thể lên bài đúng như dự kiến được. Hôm nay sẽ là bài 2 trong chuổi bài viết về MS Cloud.

Có thể bài viết sẽ không hay, có thể bài viết đối với một số người sẽ nhàm chán. Nhưng với tinh thần chia sẽ, các anh em trong ITFORVN luôn luôn muốn chia sẽ  những kiến thức đối với tác cả mọi người. Sau bài viết này, phía các anh em ITFORVN mong muốn mọi người sẽ có cái nhìn khái quát hơn về cloud cũng như hiểu hơn về cloud.

Sau bài viết này sẽ là những bài lab. Các anh em trong ITFROVN sẽ cố gắng lên bài đầy đủ và không làm mọi người thất vọng. Mọi người cùng nhau ủng hộ ITFORVN và ủng hộ tinh thần chia sẽ để cho các anh em trong ITFROVN có thể làm ra những chủ đề chất lượng hơn trong tương lai.

Bài 2: Tổng quan về Cloud và các concept về Cloud

Nội Dung Bài Viết

  1. TỔNG QUAN VỀ CLOUD, CÁC CONCEPTS VỀ CLOUD

 1.1.       Xu hướng của điện toán đám mây

 1.2.       Tổng quang về điện toán đám mây (Cloud Computing).

 1.3.       Kiến trúc và nền tảng công nghệ Cloud

 1.4.       Mô hình cung cấp dịch vụ, mô hình triển khai clond

   1.4.1.        Mô hình triển khai

   1.4.2.        Mô hình cung cấp dịch vụ

 1.5.       Tính chất của cloud, các lợi ích/ hiểu quả

   1.5.1.       Tính chất của cloud

  1. WINDOWS AZURE

 2.1.       Microsoft Windows Azure  là gì?

 2.2.       Ví trí của các Data Center của Microsoft trên thế giới

 2.3.       Tại sao nên sử dụng Azure?

 2.4.       Sự cản trở đối với điện toán đám mây

 2.5.      Những giải pháp từ Windows Azure

   2.5.1.       Infrastructe

   2.5.2.       Mobile

   2.5.3.       Web

   2.5.4.       Media

   2.5.5.       Intergration

   2.5.6.       Identity & access management

   2.5.7.       Big data

   2.5.8.       Dev anh Test

   2.5.9.       Storage, backup, & recovery

   2.5.10.     Data Managerment

 

1. TỔNG QUAN VỀ CLOUD, CÁC CONCEPTS VỀ CLOUD. 

1.1. Xu hướng của điện toán đám mây

Hiện nay xu hướng cloud đang phát triển từng ngày. Nó đã tạo nên cuộc cách mạng công nghệ CNTT. Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, giảm thiểu được những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Xây dựng 1 hệ thống CNTT mạnh mẽ tạo tiền đề để phát triển và thúc đẩy việc kinh doanh.

Cloud computing ra đời nhằm thay thế hệ thống hạ tầng CNTT vốn đã và đang sử dụng từ mấy năm qua. Cloud computing  (điện toán đám mây) sẽ làm thay thay đổi kiến trúc hạ tầng CNTT, giúp tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ và hạ tầng hiện đại với chi phí hợp lý.

Ngày nay, theo xu hướng của công nghệ, các doanh nghiệp lớn và nhỏ luôn cố gắng đơn giản hóa và giảm sự phức tạp của hệ thống công nghệ thông tin của mình thông qua việc chuẩn hóa hệ thống công nghệ thông tin và tìm ra các giải pháp để giảm thiểu chi phí vận hành, chi phí đầu tư cũng như bảo trì của hệ thống.

Do đó điện toán đám mây ra đời từ những nhu cầu đó, nó là một trong những ưu tiên hàng đầu mà các doanh nghiệp hướng đến. Các dịch vụ điện toán đám mây giảm bớt độ phức tạp của hệ thống công nghệ thông tin qua việc thuê và sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp.

Tổng quan về cloud – Hình 1

Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây luôn phát triển và liên tục đưa ra thêm các loại hình dịch vụ khác nhau để làm phong phú các giải pháp nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của khác hàng một cách tốt nhất. Với điện toán đám mây thì sẽ tăng tốc độ phát triển của doanh nghiệp lên cao hơn.

1.2. Tổng quang về điện toán đám mây (Cloud Computing)

Cloud computing:

Là một dịch vụ điện toán đám mây, cung cấp các nhu cầu về công nghệ dựa trên công nghệ máy tính và phát triển bởi internet. Tại sao gọi là “đám mây”, vì để mô tả một hạ tầng phức tạp bên trong nó. Người sử dụng dịch vụ điện toán đám mây không cần phải quan tâm đến hạ tầng, cũng như công nghệ và không cần phải quá am hiểu về nó.

Lịch sử về cloud:

Thuật ngữ cloud computing ra đời giữa năm 2007 không phải để nói về một trào lưu mới, mà để khái quát lại các hướng đi của cơ sở hạ tầng thông tin vốn đã và đang diễn ra từ mấy năm qua.

Tổng quan về cloud – Hình 2

 

Thuật ngữ điện toán đám mây xuất hiện bắt nguồn từ ứng dụng điện toán lưới (grid computing) trong thập niên 1980, tiếp theo là điện toán theo nhu cầu (utility computing) và phần mềm dịch vụ (SaaS).

Điện toán lưới đặt trọng tâm vào việc di chuyển một tải công việc (workload) đến địa điểm của các tài nguyên điện toán cần thiết để sử dụng.

Tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Cloud_computing

1.3. Kiến trúc và nền tảng công nghệ Cloud

Cloud được phát triển từ nền tảng ảo hóa kết hợp với các thành phần của máy tính.

Tổng quan về cloud – Hình 3

Kiến trúc dịch vụ Cloud:

  • Bao gồm các thành phần có thể được tìm thấy trong các Datacenter như là Server, storage, router, switch nhưng ở một quy mô lớn hơn rất nhiều lần.
  • Những nhà cung cấp dịch vụ Cloud như Amazon, Microsoft, … cung cấp dịch vụ dựa trên hệ thống máy chủ chia sẽ dử liệu. Hệ thống này cần phải có độ co dãn lớn đáp ứng được những nhu cầu của người dùng. Kết quả là điện toán đám mây phải có tính bảo mật cao và cùng nhau chia sẽ trên một resouce.
  • Ngoài những thành phần trên Cloud còn sử dụng local attach storage. Cả SSD và HDD.

Tổng quan về cloud – Hình 4

Những nhà phát triển dịch vụ cloud:

Tổng quan về cloud – Hình 5

1.4. Mô hình cung cấp dịch vụ, mô hình triển khai clond

1.4.1. Mô hình triển khai

Tổng quan về cloud – Hình 6
Có 3 mô hình triển khai cloud như sau:

Private Clouds: là giải pháp cloud được xây dựng nội bộ trong tổ chức, doanh nghiệp. Hoặc được share bởi những tổ chức với nhau. Chi phí đầu tư đắt và bảo mật hơn khi so với public cloud. Private cloud dược sử dụng trong nội bộ công ty. Người dùng bên ngoài muốn sử dụng phải truy cập qua lớp Firewall hoặc là qua VPN.

Public Clouds: được xây dựng bởi những chuyên gia công nghệ hàng đầu như Amazon, Google, IBM, HP, Microsoft… Khách hàng không thể kiểm soát được cơ sở hạ tầng và được mở rộng cho cộng đồng thuê dịch vụ.

Hybrid Cloud: là mô hình triển khai kết hợp giửa private cloud và public cloud. Để kết hợp 2 thế mạnh lại với nhau.

So sánh giữa các mô hình triển khai:

Tổng quan về cloud – Hình 7
So sánh giữa các mô hình triển khai:
  • Private Clouds: Việc triển khai private cloud thì người dùng hoàn toàn kiểm soát dử liệu của họ. Nhưng để triển khai thành công 1 private cloud thì chi phí bỏ ra sẽ không nhỏ. Bao gồm các chi phí về hạ tầng, điện, lạnh, phòng ốc, con người. Đây là một chi phí phải bỏ ra rất cao.
  • Public Clouds: người dùng hoàn toàn sử dụng tài nguyên được chia sẽ với nhau. Từ đó chi phí cho các dịch vụ mà khách hàng sử dụng sẽ trở nên thấp hơn so với việc đi xây dựng 1 hệ thống hoàn toàn mới. Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ cam kết về vấn đề bảo mật, an toàn thông tin. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ vận hành hạ tầng cloud của họ và vấn đề ở người dùng là chỉ cần sử dụng mà không cần phải quan tâm quá nhiều đến kỹ thuật, bảo trì, nâng cấp. Và khả năng mở rộng của Cloud là vô hạn. Tuy nhiên có một vấn đề phải nói đến là khách hàng luôn muốn nắm giữ những dử liệu của mình, chính vì thế họ lo ngại việc dử liệu của mình nằm trong tay của nhà cung cấp dịch vụ cloud. Đó cũng chính là lý do mà cản trở sự phát triển của cloud.
  • Hybrid Cloud: là mô hình triển khai kết hợp giửa private cloud và public cloud. Để kết hợp 2 thế mạnh lại với nhau. Kết hợp lại với nhau để có thể sử dụng được các tính năng hữu ích mà 2 mô hình trên có được. Mở rộng không ngừng, bảo mật, giảm chi phí vận hành, bảo trì, nâng cấp.

1.4.2. Mô hình cung cấp dịch vụ

Tổng quan về cloud – Hình 8

 

Software as a Service (SaaS): cung cấp những phần mềm, ứng dụng truyền thống mà doanh nghiệp thường xuyên sử dụng.

Platform as a Service (PaaS): cung cấp những công cụ, tài nguyên cho việc phát triển và nghiên cứu của doanh nghiệp.

Infrastructure as a Service (IaaS): cho phép doanh nghiệp thuê và sử dụng các hạ tầng mà Microsoft cung cấp như Virtualization, Storage, Networking, Load Balancer.

So sánh các loại mô hình cung cấp dịch vụ

Tổng quan về cloud – Hình 9

1.5. Tính chất của cloud

Cloud computing phải có đầy đủ những tính chất sau:

Tổng quan về cloud – Hình 10
  • On-demand self-service: dịch vụ theo yêu cầu
  • Broad network access: truy cập rộng
  • Resource pooling: Tài nguyên chia sẽ
  • Rapid elasticity: độ co giản linh động
  • Measured service: trả tiền theo nhu cầu sử dụng

1.6. Lợi ích và hiệu quả mà cloud đem lại

Tổng quan về cloud – Hình 11

Quick Deplotment: triển khai một cách nhanh chóng dựa trên yêu cầu của khách hàng.

Pay as you grow: chỉ trả phí cho việc sử dụng dịch vụ và tài nguyên mà không cần phải quan tâm đến cơ sở hạ tầng.

Cost Efficient: Hiệu quả trong chi phí đầu tư, thay vì phải đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin truyền thống (On-premise) để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Doanh nghiệp có thể sử dụng điện toán đám mây để tiết kiệm bớt chi phí đầu tư về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (Hardware, Cooling, Cabling, Data Center room) và bản quyền phần mềm (Software Licensing).

Update and upgrade:  hạ tầng và các dịch vụ luôn được cập nhật, bảo trì và nâng cấp về phần cứng. Các dịch vụ sẽ luôn được cập nhật tính năng mới.

Scalability and elasticity: linh hoạt về khả năng mở rộng và nâng cấp, tăng giảm theo nhu cầu.

Disaster Recovery: hệ thông dự phòng và backup tốt. Dịch vụ của doanh nghiệp có thể phục hồi một cách nhanh chóng.

Productivity anywhere: sử dụng dịch vụ bất kỳ nơi đâu.

2. MICROSOFT WINDOWS AZURE

2.1. Microsoft Windows Azure là gì?

Là một nền tảng điện toán đám mây của Microsoft, nó cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau.  Windows Azure cho phép bạn xây dựng, triển khai các giải pháp mà bạn có thể tưởng tượng ra. Windows Azure là nền tảng để xây dựng các ứng dụng nhằm mục đích thúc đẩy và phát triển kinh doanh. Có thể phục vụ cho tất cả các yêu cầu của doanh nghiệp có quy mô nhỏ, lớn thậm chí là rất lớn.

2.2. Ví trí của các Data Center của Microsoft trên thế giới

Tổng quan về cloud – Hình 12

Dưới đây là danh sách 20 khu vực có thể được tìm thấy trong ảnh

  • Central US – Trung Hoa Kỳ
  • East US – Đông Hoa Kỳ
  • East US 2 – Đông Hoa Kỳ 2
  • US Gov Iowa – Chính phủ Hoa Kỳ Iowa
  • US Gov Virginia – Chính phủ Hoa Kỳ Virginia
  • North Central US – Bắc Trung Hoa Kỳ
  • South Central US – Trung Nam Hoa Kỳ
  • West US – Tây Hoa Kỳ
  • North Europe – Bắc Âu
  • West Europe – Đông Âu
  • East Asia – Đông Á
  • Southeast Asia – Đông Nam Á
  • Japan East – Đông Nhật Bản
  • Japan West – Tây Nhật Bản
  • Brazil South – Nam Brazil
  • Australia East – Đông Úc
  • Australia Southeast – Đông Nam Úc
  • Central India – Trung Ấn
  • South India – Nam Ấn

2.3. Tại sao nên sử dụng Azure?

Có 3 lý do chính dể sử dụng Cloud là:

Speed, scale và economics

  • Speed (tốc độ): Triển khai các ứn dụng chạy trên cloud một các nhanh chóng và dể dàng vì có 2 lý do sau:
  • Một là, triển khai các ứng dụng một cách nhanh chóng mà không cần phải quan tâm đến vấn đề triển khai và cấu hình hạ tầng như: networking infratructures, computing, storage cho những ứng dụng sẽ chạy. Sử dụng resource từ nhà cung cấp dịch vụ. Ngoài ra thì bạn có thể mua thêm các dịch vụ đi kèm của nhà cung cấp dịch vụ.
  • Hai là, với điện toán đám mây bạn có thể triển khai và kiểm tra các ứng dụng trong cùng một môi trường được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ. Từ đó tiết kiệm thời gian phát triển ứng dụng hơn.
  • Scale (mở rộng): điện toán đám mây cung cấp tính năng mở rộng một cách nhanh chóng bởi vì tài nguyên như networking infratructures, computing, storage được chia sẽ bởi nhà cung cấp dịch vụ và cung cấp các tenant khác nhau cho từng doanh nghiệp khi cần.
  • Economics (kinh tế): bởi vì khi chạy các dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây sẽ giảm thiểu chi phí đầu tư vận hành cho các hệ thống on-premise. Sử dụng bao nhiêu tính tiền bấy nhiêu. Giảm chi phí cho doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp hoạch định được chiến lược phát triển công nghệ thông tin của mình trong tương lại.

2.4. Sự cản trở đối với điện toán đám mây

Nếu như có rất nhiều điểm mạnh thì tại sao doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa sử dụng nó, bởi vì các yếu tố sau đây:

  • Các doanh nghiệp đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng CNTT truyền thống. Tư tưởng chiếm hữu chính vì thế con đường điện toán đám mây chưa trở nên khó khăn.
  • Sự phức tạp về hệ thống của doanh nghiệp cũng là sự khó khăn và thử thách trên con đường chuyển dịch sang điện toán đám mây.
  • Sự tin tưởng của nhà cung cấp dịch vụ cũng là vấn đề của doanh nghiêp. Họ không biết hạ tầng mà nhà cung cấp dịch vụ họ sử dụng là gì, kiến trúc CNTT ra sao. Dử liệu của họ ra sao khi chuyển lên điện toán đám mây.
  • Yếu tố chính trị trong kinh doanh cũng xãy ra, nó ảnh hướng đến vấn đề chuyển các ứng dụng của họ lên điện toán đám mây.
  • Các tổ chức có những yêu cầu khác nhau về bảo mật và an ninh hoặc những yêu cầu về pháp lý có thể ngăn cản họ thực hiện các hình thức khác nhau của điện toán đám mây.

 2.5. Những giải pháp từ Windows Azure

Với gần 20 dịch vụ khác nhau thì sổ lượng giải pháp để phục vụ cho doanh nghiệp có thể là vô hạn. Windows Azure sẽ tập trung vào các giải pháp sau đây. Những giải pháp cloud của Microsoft sẽ đem lại lợi nhuận về kinh doanh cho doanh nghiệp:

  • Infrastructe

Windows Azure cung cấp cho bạn một hạ tầng bên dưới (on-demand) với sự mỡ rộng và luôn được cập nhập. Có thể triển khai nhanh các máy ảo trong vòng vài phút. Sử dụng bao nhiêu tính tiền bấy nhiêu khi cần. Windows Azure thậm chí còn cung cấp một thư viện hình ản giúp bạn có thể triển khai các máy ảo một cách nhanh nhất. Bạn cũng có thể download / upload các đĩa ảo, chia tải các máy ảo, tích hợp các máy ảo tới môi trường on-premise sử dụng virtual network.

  • Mobile

Windows Azure phát triển và xây dựng các giải pháp back-end cho những ứng dụng di động. Bạn cũng có thể phát triển dựa trên các nền tảng .NET hay NoteJS, khi đó việc triển khai bạn sẽ sử dụng Windows Azure Virtual Machines, Cloud Services, hoặc Mobile Services. Windows Azure Mobile Services cụ thể là cung cấp nền tảng để phát triển các ứng dụng trên WD Phone, Windows Store, Android, Apple iOS, and HTML5. Windows Azure Notification Hubs sử dụng để đẩy các thông báo tới User. Có thể xử dụng nền tảng mạng xã hội từ Microsoft, Google, Facebook, hoặcTwitter để chứng thực.

  • Web

Với sự hổ trợ của SNI và SSL certificates. Support 24/7. Windows Azure có thể cung cấp cho bạn một nền tảng mạnh mẽ cho website business của bạn. Bạn có thể sử dụng dịch vụ Azure Active Directotry để quản lý việc chứng thực và lưu trử bảo mật dử liệu website của bạn vào Windows Azure SQL Database, NoSQL Tables, BLOB storage. Có thể tạo webiste với nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như ASP.NET, PHP, Node.js, Python, hoặc Classic ASP. Có thể phát triển và xây dựng nhanh chóng website dựa trên framework hoặc template từ thư viện Windows Azure App, bao gồm WordPress, Umbraco, DotNetNuke, Drupal, Django, CakePHP, and Express.

  • Media

Cung Windows Azure Media Services giúp bạn dễ dàng cung cấp cho doanh nghiệp của mình sự hiện diện của phương tiện truyền thông toàn cầu. Có thể nhanh chóng xây dựng quy trình làm việc truyền thông với những người dùng đầu cuối từ MS hoăc những Partner. Để bảo vệ truyền thông đó có thể sử dụng Digital Rights Management (DRM), and Advanced Encryption Standard (AES) hoặc Playready.

  • Intergration

Windows Azure cung cấp một số lựa chọn khác nhau cho sự tích hợp hạ tầng CNTT bên dưới với những ứng dụng đang chạy trên Windows Azure. Windows Azure Service được sử dụng để giao tiếp giữa những ứng dụng on-premise với các ứng dụng trên cloud. Windows Azure BizTalk Services cung cấp mạng mẽ cho B2B và ứng dụng được tích hợp với PaaS trên cloud. Có thể xây dựng và tích hợp giữa .NET và visual Studio.

  • Identity & access management

Bài toán định danh và quản lý truy cập. Windows Azure Active Directory (Windows Azure AD) cung cấp tính năng định danh, có thể dùng để quản lý nhân viên, khách hàng, partner khi truy cập trên cloud hoặc kể cả là on-premise. Có thể đồng bộ giữa hạ tầng Active Directory on-premise với Windows Azure để cung cấp tính năng SSO cho người dùng có thể truy cập vào những ứng dụng trên cloud. Và Windows Azure Multifactor Authentication có thể được sử dụng để cung cấp thêm một lớp bảo mật.

  • Big data

Trên Windows Azure có thể xây dựng một cách nhanh chóng Hadoop dựa trên Apache Hadoop. Có thể sử dụng Windows Azure PowerShell và Windows Azure Command-Line Interface liên tục tích hợp với HDInsight để thực hiện phân tích dử liệu wordflow bằng cách thai thác dử liệu qua Microsoft Excel

  • Dev anh Test

Windows Azure được sử dụng để triển khai các ứng dụng nhanh và dể dàng. Thay vì phải mua sắm các kiểu truyền thống để thực hiện triển khai và kiểm thử thì bây giờ quá trình được diễn ra nhanh hơn bằng việc sử dụn những máy ảo trong mội trường cloud để phát triển và kiểm tra các ứng dụng. Khi mà một ứng dụng đã hoàn tất thì bạn có thể triển khai ứng dụng dó trên môi trường thật, giống hệt hoàn toàn với môi trường thử nghiệm, nhưng đảm bảo về hiệu năng, khả năng mở rộng vô hạn và phạm vi tiếp xúc trên toàn cầu.

  • Storage, backup, & recovery

Windows Azure có thể cung cấp tất cả giải pháp lưu trử bảo mật bao gồm tất cả những gì mà doanh nghiệp cần. Có mô hình DR ở nhiều nơi.

  • Data Managerment

Dịch vụ dữ liệu Windows Azure có thể cung cấp cho bạn một trải nghiệm nhất quán cho dù bạn làm việc với các dữ liệu quan hệ hoặc không liên quan và hiện đang hỗ trợ cơ sở dữ liệu SQL lên đến kích thước 150 GB. Bạn có thể sử dụng các kỹ năng quản lý dữ liệu hiện có của mình, chẳng hạn như quan hệ thiết kế cơ sở dữ liệu và Transact-SQL và có thể trộn và kết hợp dữ liệu qua nhiều loại khác nhau dữ liệu dịch vụ để tạo ra chỉ là giải pháp kinh doanh của bạn cần.

 

Tác giả:  Nguyễn Hiếu – ITFORVN.COM

Bạn có thể tương tác và cập nhật thông tin mới nhất của Nhóm Facebook ITFORVN, Các khóa học mới do group tổ chức tại «Portal»

1/5 - (3 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *