DESIGN HẠ TẦNG CHO HỆ THỐNG ẢO HÓA VMWARE – PART 2
CÁCH CHỌN HARDWARE CHO HỆ THỐNG ẢO HÓA VMWARE
Có lẽ khi quyết định đâu tư hệ thống VMWARE 1 trong những điều làm bạn đau đầu nhất là làm sao để chọn hardware phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Nếu mạnh tay đầu tư hardware xịn quá thì lại vượt quá ngân sách cho phép đầu tư, nếu ít quá thì sau nầy lại thiết thốn, thậm chí không biết cách chọn thì lại chọn đúng hardware không hỗ trợ mạnh cho ảo hóa như Hyper-Threading.
Nên việc chọn hardware làm sao vừa đủ với yêu cầu từ business mà lại vừa hỗ trợ hết các tính năng của ảo hóa nữa thì mới gọi là đạt.
Về phần Hardware bạn cần quan tâm: Server, Network hỗ trợ ( Switch), Thiết bị lưu trữ SAN/NAS, Thin Client ( Nếu doanh nghiệp có sử dụng ảo hóa Desktop), UPS, Phòng ốc và nhiệt độ
1.Server:
– Hiện nay có khả nhiều nhà cung cấp server để bạn lựa chọn, thượng vàng hạ cám loại nào cũng có. Tuy nhiên tôi chỉ focus vào 1 số hãng mà tôi đã có cơ hội tiếp xúc hoặc được nghe kể lại từ anh em đồng nghiệp.
– Về phía VMWARE, hãng có cung cấp cho bạn 1 gợi ý lựa chọn hardware để tương thích với ảo hóa của hãng, bạn có thể vàohttp://www.vmware.com/resources/compatibility/ để lên cấu hình server mình dự định mua nếu không tự tin vào khả năng tự đi chợ lựa đồ.
1.1. Thương hiệu server
+ Supper Micro: Dòng nầy dành cho doanh nghiệp không có nhiều tiền để đầu tư, giá khá rẽ, Khá nhiều Data center dung loại server nầy để cho khách hang thuê, vì chi phí đầu tư rất mềm so với các dòng HP, DELL, IBM, Về dòng nầy tôi không nói nhiều vì thực tế tôi chưa làm nhiều trên dòng server nầy, nhưng điều tôi thấy hầu hết các server Supper Micro cho thuê ở Data center loại nầy thường dung để cài thẳng server lên đó luôn chứ ít ai dung để cài VMWARE lên chạy. Một số công ty có điều kiện họ thường mua loại server nầy về để chạy test. 1 Số doanh nghiệp nhỏ thì họ đầu tư server nầy để chạy luôn cho tiết kiệm chi phí. Về độ bền của dòng server nầy thì so với các dòng như HP, DELL, IBM thì có thể gọi là hên xui
+ HP : Dòng nầy giá thì cao hơn so với Supper Micro, tuy nhiên giá thì rẽ hơn so với Dell và IBM. Về độ bền thì chắc là hơn Supper Micro rồi, tuy nhiên có 1 nhược điểm là các dòng server HP chịu nóng kém hơn so với các dòng khác. Nếu phòng server bạn đảm bảo nhiệt độ tốt thì việc nầy bạn không phải bận tâm, tuy nhiên nếu phòng ốc của bạn nhiệt độ không ổn định thì tôi khuyên bạn tốt nhất không nên mua loại server nầy. Vì tôi đã thấy nhiều anh gặp trường hợp mua loại server nầy về phòng ốc không đảm bảo lạnh tốt khi hơi nóng lên xíu là nó shutdown luôn.
+ Dell: Đây là dòng được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn, vì khả năng chịu nhiệt, độ ổn định cũng như giá trị thương hiệu ngon hơn HP. Và dĩ nhiên giá để sắm em nó cũng cao hơn so với HP. Hiện tại doanh nghiệp tôi đang chạy 4 – 6 server Dell, cảm nhận của tôi về độ bền bĩ của nó là khá tốt, có những hôm máy lạnh hư, phòng nóng lên nó vẫn chạy ( dĩ nhiên là nó rú như tàu hỏa kêu khi chạy trong điều kiện nóng). Hiện nay các công ty Mỹ sử dụng loại server nầy khá phổ biến, đa phần tôi tiếp xúc với nhiều bạn làm công ty Mỹ thì nghe các bạn kể loại server nầy được chỉ định sử dụng khá nhiều.
+ IBM : Được mệnh danh là gã trâu bò nồi đồng cối đá trong các dòng server phổ biến cho doanh nghiệp, và giá nó thì cũng chát hơn so với các dòng vừa nói ở trên, về độ bền bĩ, khả năng chịu nóng, tính tiện dụng khi setup, upgrade là khá cao, với server IBM họ chuyên nghiệp đến nỗi từng con ốc sản xuất đề được đánh seri, nói chung nhìn rất chuyên nghiệp. Nếu doanh nghiệp có tiền thì bạn nên mua dòng nầy. Tuy nhiên bạn lưu ý, hiện nay dòng SYSTEM X của IBM đã được bán cho Lenovo.
+ Ngoài ra có 1 số dòng khác nữa mà tôi chưa có cơ hội tiếp xúc như Cisco, Gateway,…. Thì mạn phép không đề cập đến.
1.2 Resource ( Tài nguyên)
1.2.1. RAM:
Với RAM điều bạn cần quan tâm là dung lượng, BUSS, Công nghiệp sử dụng, và của ai sản xuất.
+ Dung lượng:
Việc đầu tư cho hạ tầng ảo hóa bạn nên tính đến khả năng của server đó có thể chạy được bao nhiêu GB RAM, điều nầy rất quan trọng, nếu bạn cần dầu tư mỗi server 256 GB RAM mà Main và CPU chỉ hỗ trợ có 196 GB thì xem như bạn mua 256 GB gắn vào là không hợp lý.
Thêm 1 điều nữa bạn cần quan tâm số lượng khe cắm ( slot) là bao nhiêu để sau nầy tiện cho việc nâng cấp.
Dung lượng trên từng thanh RAM bạn cần tính toán kỹ, ví dụ như bạn 32 GB dung 4 thanh 8GB sẽ khác với 32GB dung 8 thanh 4GB, dĩ nhiên là với 8 thanh 4GB tốc độ sẽ cao hơn vì Bandwidth lúc nầy được tăng gấp đôi. Tuy nhiên sau nầy mở rộng nếu số lượng slot ít hì 4 thanh 8GB lại ngon hơn.
+ Bus:
Với RAM buss càng to đồng nghĩa với hiệu năng sẽ được tăng lên, ví dụ 1 cây RAM bus 667 và 1 cây ram bus 1333, dĩ nhiên là cây bus 1333 tốt độ chạnh nhanh hơn rất nhiều so với cây bus 667. Tuy nhiên về giá thành thì nhiều lúc RAM bus thấp lại mắc hơn( vì công nghệ củ đã hết sản xuất). Thông thường thì DDR2 bus sẽ <800, DDR3 bus >1066
+ Công nghệ:
Về RAM trên thị trường có khá nhiều loại, nhưng về cơ bản thì có 2 loại là SDR (Single Data Rate) và DDR (Double Data Rate). Về cấu trúc thì 2 loại RAM server nầy giống nhau như về tốt độ thì DDR nhanh hơn gấp đôi, với RAM server bạn lưu ý loại nào hỗ trợ công nghệ EEC (Error Checking and Correction) hay gọi tắt ra RAM DDR EEC với công nghệ EEC khả năng sữa lỗi trên từng bit khá tốt, ít bị Crash hơn so với RAM bình thường, nên rất nhiều doanh nghiệp thường chọn loại RAM có tích hợp công nghệ nầy. Với RAM EEC có tới 9 Chip, còn RAM Non-EEC thì chỉ có 8 chip thôi.
Hình 1: Thiết kế hạ tầng cho ảo hóa VMWARE – ĐẦU TƯ HARDWARE
+ Với EEC RAM có 2 loại là RAM Registered ECC và RAM Unbuffered ECC
Đối với là RAM Registered ECC Ưu điểm là sẽ giảm bứt được khối lượng điều khiển của CPU. Tuy nhiên nhược điểm là Các lệnh truy xuất do phải gửi đến Register chip trước sau đó mới truyền đến module bộ nhớ nên các lệnh chỉ thị sẽ mất xấp xỉ 1 chu kì CPU.
Đối với môi trường ảo hóa, nơi mà dung lượng bộ nhớ và băng thông bộ nhớ là các yếu tố then chốt để đạt được mật độ ảo hóa cao, RAM Registered ECC là lựa chọn tốt hơn. Nếu bạn đã mua loại RAM Unbuffered ECC rồi sau đó muốn nâng cấp, rất có thể bạn sẽ phải thay thế toàn bộ RAM cũ bằng loại RAM mới và làm tăng chi phí khá nhiều.
+ Nhà sản xuất:
Về nhà sản xuất các loại RAM dành cho server thì hiện nay khá nhiều, và hiện tại Hàn Quốc đang là 1 trong những quốc gia có công nghệ sản xuất RAM khá tốt, khi mua RAM bạn có thể ưu tiên RAM xuất xứ từ đây thay vì các RAM từ tung của hoặc Taiwan như Kingmax, Kington,…
Thường thì ở các dòng server cao cấp ( DELL, HP, IBM) khi bạn mua server thì nhà cung cấp sẽ bundle RAM đi theo, tốt nhất là bạn nên mua loại RAM mà nhà cung cấp Bundle theo để tránh trường hợp xung đột,…
1.2.2 CPU
– Hiện thị trường CPU cho server có 2 loại phổ biến là Intel và AMD. Tuy nhiên đại đa số doanh nghiệp sử dụng Intel
– Về CPU hỗ trợ cho ảo hóa thì 1 điều kiện kiên quyết phải có là CPU phải hỗ trợ Hyper-Threading.
– Về Intell thì có 2 dòng chủ lực cho server là XEON và CORE I7: Về XEON thì có 3 dòng là E3, E5 và E7 trong đó E7 là mạnh nhất, và giá cũng chát nhất.
+ Điểm khác nhau lớn nhất chính là Intel sản xuất Core i7 chuyên dành cho máy tính bàn, latop, còn CPU Xeon Intel chủ yếu nhắm vào các dòng server, workstation của doanh nghiệp. Đặc biệt CPU Xeon E3 là vi xử lý hướng tới các máy chủ cấp thấp (low-end server) và máy chủ cỡ nhỏ (microserver), và cũng là vi xử lý dành cho server đầu tiên được sản xuất trên nền tảng vi kiến trúc Haswell của Intel. Máy chủ cấp thấp và máy chủ cỡ nhỏ là 2 dòng máy chủ mới nổi lên gần đây và được các doanh nghiệp nhỏ rất ưa dùng.
+ Điểm khác nhau thứ 2 là đặc tính của Xeon cho phép một máy chủ dùng chung nhiều CPU. Chip Xeon có loại chỉ dùng 1 CPU, 2 CPU và cũng có loại dùng nhiều từ 4 đến 8 CPU hoặc nhiều hơn nữa. Loại Xeon dùng nhiều CPU thì giá khá cao, phổ biến nhất là loại Xeon dùng 2 CPU, được thiết kế 2 QPI (QuickPath Interconnect) dùng để giao tiếp với ram server và mainboard server được dùng chéo qua nhau. Còn ở Core i7 thì Intel tắt đi 1 cái QPI (QuickPath Interconnect) (vẫn có trên CPU nhưng bị tắt đi) nên không chạy một lúc 2 hay nhiều CPU được.
+ Điểm khác nhau thứ 3 là tuy CPU Xeon đơn cũng tương tự như Core i7, nhưng lại có thêm khả năng dùng RAM ECC và 1 số thông số nhỏ (nhưng phải được mainboard hỗ trợ). Mà trong môi trường máy chủ (server) thì quan trọng nhất là khả năng dùng RAM ECC, băng thông trong RAM nhiều, đa luồng và khả năng dùng được nhiều CPU, chính điều này mang lại ưu thế cho CPU Xeon.
=> Từ những khác biệt trên ta có thể thấy CPU Xeon có ưu thế hơn hẳn so với Core i7 nếu chạy trong môi trường máy chủ (server), Workstation của doanh nghiệp.
– Việc chọn CPU đồng thời cũng quyết định luôn việc đầu từ RAM của bạn, có nghĩa là CPU hỗ trợ tối đa bao nhiêu GB RAM và hỗ trợ loại RAM chạy công nghệ EEC hay không, hay RAM hỗ trợ là loại RAM nào . Bạn có thể tham khảo từ website của Intel nếu bạn chọn Xeon, nhà cung cấp sẽ cung cấp cho bạn rất chi tiết về vấn đề nầy
Hình 2: Thiết kế hạ tầng cho ảo hóa VMWARE – ĐẦU TƯ HARDWARE
1.2.3 Power Supply ( Nguồn):
Đây là phần quan trọng nhất của server, nếu nguồn không ổn định, chập chờn thì đồng nghĩa server bạn sẽ giảm tuổi thọ, thậm chí đang chạy lăn đùng ra chết, hoặc linh kiện không đủ nguồn cung ứng nên chạy loạn xạ. Nên khi chạy bạn cần tính công xuất chạy của máy bao gồm số lượng RAM, Số lượng ổ cứng và các card mở rộng là bao nhiêu từ đó tính được công xuất phù hợp. Với các dòng server cao cấp như: HP, DELL, HAY IBM thì về khoản đó bạn yên tâm hơn, vì nhà cung cấp đã tính cho bạn.
Tuy nhiên nếu bạn mua dòng server lắp ráp thì việc nầy bạn phải tính toán lại cho thật kỹ.
Hiện trên mạng có rất nhiều trang hỗ trợ cho bạn trong việc tính toán nầy. Bạn có thể tham khảo ở 1 số trang như :
http://powersupplycalculator.net/
http://www.coolermaster.outervision.com/
http://www.extreme.outervision.com/psucalculatorlite.jsp
1.2.4 Hard Disk ( Ổ cứng) để cài ESXI
Với VMWARE việc chạy Platform (ESXI) không cần đòi hỏi việc bạn phải đầu tư ổ cứng thật xịn, thậm chí VMWARE còn nói bạn hoàn toàn có thể cái nó trên flash usb.
Nên với ổ cứng để chạy Hypervisor ESXI theo tôi bạn sắm 2 ổ cứng 10k hoặc 15k dung lượng 146 chạy RAID 1 là ổn, khỏi cần cạy ổ to RAID xịn ( RAID10) chi cho tốn tiền.
Vì việc lưu trữ các VM bạn sẽ lưu nó trên thiết bị chuyên dụng là SAN hoặc NAS(đối với doanh nghiệp không có tiền đầu tư SAN). Về phần SAN và NAS tôi sẽ đề cập tiếp ở phần tiếp theo.
2.Network hỗ trợ ( Switch)
Về thiết bị network nhìn chung VMWARE tương tác khá tốt với các thiết bị Cisco, hoặc với các thiết bị mạng khác có hỗ trợ các giao thức mạng cơ bản như 802.1q (VLAN-TRUNKING), IEEE 802.3ad (Group Port), Private VLAN,…
Thông thường khi thiết kế bạn cần ước tính lượng bandwidth ra vào trên từng VLAN bạn sẽ xây dựng, nếu nhiều thì bạn set bang thông cao, thông thường port mạng phổ biến cho server là 1 GB, với những VLAN đòi hỏi bang thông cao hơn bạn có thể nhóm 2 port lại thành 1 (IEEE 802.3ad) trong cisco thì gọi là Ether Channel, switch HP thì họ gọi là port-group.
Nếu đã tính toán đến việc dầu tư hạ tầng cho ảo hóa thì bạn nên tính toán đồng bộ, nghĩa là về phần network hỗ trợ cũng phải hỗ trợ tốt cho ảo hóa, theo tôi bạn nên đầu tư những dòng switch cao cấp xíu, hay ít ra là những dòng switch hỗ trợ những tính năng như mô tả ở trên.
Tốt nhất nếu có điều kiện thì bạn nên sắm hẳn 1 switch dành riêng cho V-Motion, HA, dĩ nhiên bạn có thể tận dụng switch nầy để làm switch quản lý các thiết bị khác, vì như bạn biết với các dòng server cao cấp hoặc thiết bị mạng, firewall đều có các port management, bạn có thển cắm nó vào switch nầy để tận dụng tối đa hiệu xuất đầu tư. Hiện tại ở cơ quan tôi cũng sử dụng 1 Switch riêng cho V-Motion và HA, đồng thời tôi tận dụng luôn switch nầy để quản lý tất cả các server và các thiết bị khác.
3.Thiết bị lưu trữ SAN/NAS
Về giải pháp thiết bị lưu trữ trên thị trường hiện nay phát triển khá nhanh, ngày càng nhiều nhà cung cấp các thiết bị lưu trữ, đặt biệt là các thiết bị lưu trữ chuyên dụng dành cho ảo hóa.
Về cơ bản thì có 2 loại 1 là SAN( Storage Area Network) và NAS(Network Attached Storage)
Với SAN thường dành cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư, vì chi phí đầu tư cho SAN là rất cao vài trăm triệu đến nhiều tỷ đồng là chuyện bình thường, và các doanh nghiệp lớn thường chọn giải pháp nầy.
Với NAS giá thành mềm hơn rất nhiều nên những doanh nghiệp nhỏ đầu tư hệ thống VMWARE họ hay chọn giải pháp nầy.
Về nguyên tắc hoạt động giữa SAN và NAS là khác nhau hoàn toàn, với NAS mọi thứ dựa trên network, về SAN thì chạy trên Fibre Channel ( Quang) là chính.
Hình 3: Thiết kế hạ tầng cho ảo hóa VMWARE – ĐẦU TƯ HARDWARE
3.1 SAN
Về cơ bản SAN có 2 loại là SAN IP và SAN chạy Protocol FC Channel với FC Channel
– SAN IP : mọi thứ phụ thuộc vào đường mạng, ngày xưa khi đường mạng bang thông nhỏ thì SAN loại nầy ít được dung, nhưng ngày nay công nghệ mạng phát triển người ta có cả port ten (10GB) hoặc firer >10GB thì việc sử dụng loại SAN nầy ngày càng được nhiều nhà giàu sử dụng. Và dĩ nhiên giá thành của các loại SAN nầy rất cao so với các loại thường các, và dĩ nhiên cũng như cái tên, nó giao tiếp qua TCP/IP. Nếu bạn đã từng cấu hình các SAN OS free như Openfiler hoặc StarWind thì việc cấu hình SAN IP có lẽ không khác nhiều.
– SAN Chạy FC Channel: Loại SAN nầy hiện rất thịnh và phổ biến được rất nhiều doanh nghiệp dùng về cơ bản thì bandwidth của loại nầy thấp nhất là 4 GB, cao hơn có loại 8GB, đặt biệt 1 số SAN thuần chủng người ta sài FCoE Bandwith 10GB trên FCoE mình có thể chạy được TCP/IP kết hợp với FC Channel. Tuy nhiên SAN chạy FCoE giá thành sẽ rất cao so với SAN chạy bình thường.
– Thường trên SAN thường có 2 Controller và số lượng FC vào cũng hạn chế, nên nếu bạn MAP lên cho nhiều server điều kiện kiên quyết là bạn phải mua SAN SWITCH.
– Nếu bạn đặt nặng tính HA thì tốt nhất bạn nên mua 2 SAN SWITH để chạy HA với nhau để tránh 1 con die là toàn hệ thống sụp.
– Hiện tại về SAN và SAN switch tôi đã trải nghiệm với 2 nhà sản xuất là HP và IBM, cảm nhận của tôi là 2 thương hiệu nầy khá ổn, đáng để bạn lựa chọn, tuy nhiên giá của 2 thương hiệu nầy sẽ cao hơn rất nhiều so với các thương hiệu khác.
3.2 NAS:
– Đây là giải pháp thường được nhiều doanh nghiệp không có nhiều chi phí lựa chọn, đối với loại nầy bạn có thể mua những thiết bị Bundle sẳn hoặc đơn giản bạn mua 1 server có khả năng gắn nhiều ổ cứng rồi cài OS SAN lên và quất là xong.
– Với NAS :VIỆC gửi tệp tin theo yêu cầu trong khi SAN cho phép truy cập trực tiếp vào disk.
– Với NAS thì 1 phần bạn cần lưu ý là Network bạn phải đảm bảo tốt, nếu đường network không được quy hoạch tốt hoặc Performance thấp thì việc sử dụng NAS là rất khó khăn.
– Hiện nay thì hầu hết các loại NAS bundle sẳn đều có card mạng 1GB trở lên, thậm chí nhiều loại có sẳn 2 dây mạng và hỗ trợ cả Trunking luôn để năng hiệu năng.
=> Nói chung sài SAN(Fc Channel) sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bỡi yếu tố Network còn NAS thì sẽ bị ảnh hưởng bỡi yếu tố network, với SAN thì performance cao hơn so với NAS rất nhiều.
4.Thin Client ( Nếu doanh nghiệp có sử dụng ảo hóa Desktop)
Hình 4: Thiết kế hạ tầng cho ảo hóa VMWARE – ĐẦU TƯ HARDWARE
– Với PC/LAPTOP truyền thống việc cài đặt hệ điều hành và chương trình đòi hỏi bạn phải đầu tư thời gian từ khâu cài hệ điều hành đến khâu cài phần mềm, xử lý vấn đề về hardware như RAM, CPU, … chưa kể khi hư ổ cứng xem như mọi thứ tan thành mây khói, và bạn phải mất thời gian cài lại ở 1 máy mới. Đối với công ty quy mô lớn thường họ sẽ tốn nhiều nhân lực cho khâu nầy, có nghĩa là sẽ có bộ phận chuyên biệt, chuyên cài win hoặc ghost win và xử lý các vấn đề về hardware cho PC/LAPTOP.
– 1 Việc hết sức lãng phí nữa là tài nguyên máy tính bị sử dụng 1 cách lãng phí và không linh động. Bạn cấp cho 1 anh kế toán 1 máy tính có 4GB RAM để đảm bảo cam điểm anh vẫn chạy chương trình tốt, tuy nhiên không phải lúc nào anh nầy cũng sài hết 4 GB RAM, thậm chí mức trung bình sử dụng của anh ta chỉ là 2.5 GB, và sẽ có những lúc anh kế toán nầy cần tới 8GB RAM, công việc của bạn là phải mua thêm cây RAM 4GB về gắn vào để anh nầy chạy. Bạn thử đặt câu hỏi, phải chi 4GB RAM từ anh kế toán A không sài hết có thể san sẽ cho anh kết toán B mà không phải tháo ra gắn vào nâng cấp,…. Thêm 1 việc nữa việc chạy các máy PC/LAPTOP hiện nay ngốn khá nhiều điện năng.
– Mình có 1 anh bạn làm cho 1 công ty chuyên cung cấp văn phòng ( bao gồm trang bị đầy đủ thiết bị mạng, laptop/pc, công việc của anh ta khá nhọc nhằn chuyện thêm bớt máy móc, tháo ra lắp vào ghost win qua lại, tôi tự hỏi phải chi có 1 hệ thống nào hỗ trợ chuyện nầy cho anh chàng ấy.
=> Suy cho cùng tất cả các vấn đề trên đều được giải quyết bằng ảo hóa Desktop.
OS ( Hệ điều hành) đều chạy trên server, việc cấp phát RAM tùy ý chúng ta, và việc tận dụng tài nguyên qua lại rất linh động, người dùng chỉ cần 1 thiết bị gọi là THIN CLIENT để kết nối vào OS nầy.
– Thực chất THIN client cũng là 1 máy tính đầy đủ hardware (CPU, RAM,HDD,…) như mọi thứ được tinh giảm rất nhiều và nhỏ gọn, mục đích của nó là làm sao bạn gắn được các thiết bị ngoại vi ( chuột, bàn phím, … ) và có thể remote vào hệ OS đang chạy trên server. Chính vì thiết kế nhỏ gọn nên bạn cũng tốn điện năng nhiều. Việc nhân viên muốn thêm bớt tài nguyên đều nằm trong khả năng của bạn, và công việc được thực hiện rất nhanh, bạn cũng chẳng phải lo ngại việc máy trạm bị hư hỏng dẫn đến mất dữ liệu.
– Nên theo xu thế việc đầu tư hệ thống ảo hóa desktop là rất cần thiết, đặc biệt là doanh nghiệp lớn, các công ty dịch vụ cho thuê văn phòng như tôi kể ở trên.
– Về các loại Thin hiện nay có rất nhiều, giá từ 3 – 4tr đến 6-7 tr đều có, hoặc đơn giản bạn có thể sử dụng các thiết bị tables để remote vào làm việc
– Đối với doanh nghiệp đã có sẳn PC/LAPTOP, việc bạn thuyết phục lãnh đạo đầu tư hệ thống ảo háo desktop là 1 việc hết sức hóc búa, vì lãnh đạo bạn sẽ hỏi bạn làm gì với những cái đã đầu tư hiện tại khi chúng chưa hết khấu hao.
– Như tôi đã đề cập ở bài trước về việc thuyết phục lãnh đạo cho đầu tư. Bạn nên đầu tư theo kiểu từ từ, có nghĩa là bạn đầu tư HARDWARE BASE tính cho việc sẽ đủ khả năng chạy hết cho cả công ty, tuy nhiên bạn chỉ triên khai phần base và những PC sắp hư và hết khấu hao, có nghĩa là bạn vẫn sử dụng những PC nầy với vai trò như những Thin client, khi các thiết bị nầy hư thật sự thì bạn mua Thin, thay vì máy bàn, dĩ nhiên là hardware server của bạn lúc nầy cũng từ từ nâng cấp theo, theo cách nầy dần dần bạn có thể ảo hóa được toàn bộ PC/LAPTOP.
– Tuy nhiên bạn phải khéo léo trong cách phân tích tài chính cũng như đầu tư chia giai đoạn, cũng như nắm bắt tình hình kinh doanh của công ty, không thì việc ngầy coi như là không thể.
5.UPS
– Nếu như bạn bỏ tiền thật mạnh vào đầu tư các hệ thống đã đề cập ở trên mà bạn không tính toán đến việc nguồn điện dự phòng cho máy chủ thì là 1 điều hết sức nguy hiểm, bạn thử tưởng tượng 1 ngày nào đó công ty nhảy CP điện => Nguyên hệ thống banh xác vì mất điện. Bạn nói phải chi lúc nầy có điện dự phòng sài trong thời gian nầy, để chờ CP bật lại, hay ít ra đủ thời gian để bạn shutdown các VM đúng quy trình và shutdown luôn host để tránh hư hỏng về mặt OS cũng như về mặt hardware.
– Về UPS là 1 khái niệm khá mênh mang và rộng, ở đây mình chỉ focus vào 1 số vấn đề: Công xuất đủ chạy cho hệ thống, các thương hiệu UPS bạn có thể tin tưởng, loại UPS nào tốt cho thiết bị, và làm sao để chúng chạy được lâu dài.
+ Về công xuất, bạn phải làm 1 bài toán tính rõ ràng, vì dụ bạn có tải cho 4 server mỗi server chạy là 600w và 4 server là 2400 KVA thì bạn phải đầu tư 1 UPS tối thiếu là 3K, vì như bạn biết khi bạn mua UPS 2400KVA thì mức chạy được sẽ nhỏ hơn mức đó, nếu tổng server bạn chạy là 10 server và tổng công xuất la 6000w bạn hà tiện đầu tư UPS 5000 KVA, thì bạn có thể đối mặt với khả năng banh xác luôn UPS, sẽ bình thường nếu 10 server nầy đang chạy, hoặc 1 việc khởi động là có trình tự từ từ. Nhưng sẽ là vấn đề lớn khi bạn khởi động 1 lúc 10 server, lúc nầy tải sẽ vượt quá số cho phép, đối với UPS xịn thì bạn sẽ gặp 1 số trục trặc về việc khởi động các server kế tiếp không được,… nhưng đối với UPS dzõm thì cho thể bạn nghe 1 tiếng bùmmmmmm. UPS banh xác. Nên ngoài việc trình tự khỏi động bạn phải tính đến chuyện đủ tải maximun cho tất cả. Hơn nữa bạn cũng phải khảo sát luôn ở đơn vị của bạn hoặc tòa nhà của bạn có hay cúp điện thường xuyên hay không và bao lâu thì có điện lại để tính mua UPS lưu trữ điện nhiều hơn.
+ Hiện nay về UPS cho server có 2 dòng được sài nhiều nhất là APC và Emerson
Với APC loại UPS nầy được design khá bắt mắt gọn gàng, khả năng quản lý cũng như sử dụng tương đối dễ, tuy nhiên có 1 đặc điểm là với UPS nầy hết bảo hành đồng nghĩa với việc có những phát sinh bạn không mong muốn, nên tốt nhất con nhà giàu thì hãy chơi với thương hiệu nầy vì thông thường bạn phải mua luôn gói bảo hành hằng năng để đảm bảo nó chạy tốt, với công ty tôi tôi đã gặp rất nhiều vấn đề với các bác nầy, hư main, hư pin, hư bộ phận xả nạp, thay liên tù tì vì không mua bản hành định kỳ. Nếu bạn mua bảo hành định kỳ thì mọi việc khả đơn giản, họ sẽ kiểm tra định kỳ và thay thế cho bạn khi có vấn đề.
Với APC bạn có thể quản lý quy trình khởi động bật tắt khả dễ dàng, khi UPS hết điện server sẽ tự động shudown 1 cách tuần tự mà bạn không phải lo việc bị tắt ngang xương, dĩ nhiên là bạn phải cài Power chute và kích hoạt chức năng nầy trên UPS thông qua công quản lý ( RJ45).
Với Emerson thì giá có mềm hơn APC 1 xíu, nhược điểm của bác nầy là cồng kềnh hơn so với APC, và về quản lý không mạnh như APC, tuy nhiên bác nầy được giang hồ đánh giá là khả năng chạy bền bỉ hơn, và việc thay bình cũng dễ hơn, vì với APC bạn phải thay đúng bình của hãng nếu không muốn nhận phiền phức.
– Về UPS cơ bản là có 2 loại là : offline và online. Với cùng công xuất thông thường online sẽ mắc hơn so với offline mặc dùng về khả năng lưu trữ điện là như nhau. Vậy thì tại sao UPS online chạy tốt hơn offline?
+ Về cơ bản UPS online vận hành điện như sau. Khi điện vào UPS sẽ được xạc vào bình trước (Input) và server sẽ lấy điện trực tiếp trên bình, dòng điện trong bình luôn có điện áp ổn định chính vì vậy mà server bạn sẽ được chạy dòng điện sạch và giảm thiểu rất nhiều khả năng hỏng hóc thiết bị.
+ Với UPS offline nguyên lý hoạt động là dòng điện vào sẽ được nạp vào bình và đồng thời cung cấp luôn cho server, khi dòng điện bên ngoài vào bị ngắt, lúc này bình sẽ nạp điện vào cho server sữ dụng, chính vì lấy nguồn trực tiếp là chính nên khả năng hỏng thiết bị do điện không ổn định sẽ cao hơn so với UPS Online.
– Để UPS hoạt động tốt, ngoài việc tính toán cân tải hợp lý giữa các UPS với nhau thì bạn cần phải monitor thường xuyên, ngoài việc sử dụng phần mềm của hãng thì bạn nên thăm phòng server định kỳ để xem các đèn status của thiết bị để xử lý kịp thời tránh trường hợp UPS hư mà chúng ta không biết, dĩ nhiên UPS hư, nhiều trường hợp server bạn vẫn hoạt động bình thường, lúc nầy nó giống như 1 cầu nối điện vậy, chỉ khi cúp điện bạn mới biết là nó hỏng rồi. Ngoài ra bạn cần lên lịch bảo trì định kỳ, như kiểm tra nạp xả điện, và thay thế bình củ sắp hết đát. Nếu công ty có chi phí tốt nhất bạn nên mua bảo hành từ hãng để được các chuyên gia kiểm tra chăm sóc hệ thống UPS bạn 1 cách chuyên nghiệp hơn.
6.Phòng ốc và máy điều hòa nhiệt độ
– Việc phòng ốc cũng đóng vai trò then chốt trong chuỗi đầu tư của bạn, việc bạn đặt server và các thiết bị mạng ở 1 phòng quá chật hẹp cũng như rộng quá mức đều gây khó khăn cho bạn cả. Bạn nên tính toán 1 các vừa đủ, giữa 2 đầu RACK phải có chổ để bạn thuận tiện thao tác khi bảo dưỡng cũng như vận hành. Các RACK bạn nên đặt sát nhau để vận dụng không gian và tiết kiệm nhiệt độ.
– Hướng đặt máy lạnh bạn nên đặt máy lạnh thổi từ mặc trước RACK vào và server bạn đặt theo chiều cho thổi hơi nóng ra sau, như vậy sẽ tránh trường hợp server phà hơi nóng ra, đằng sau phà hơi lạnh lại thì không khí mát khó khăn hơn trong việc đi vào bên trong => việc nầy sẽ làm giảm tuổi thọ thiết bị của bạn.
– Về nhiệt độ bạn không nên set quá cao sẽ dẫn đến phòng server quá nóng, và cũng không được set quá thấp tránh các thiết bị tụ nước làm gĩ set cũng như hỏng server. Tốt nhất bạn nên set ở 18-20 độ.
– Với máy lạnh bạn không nên sài các loại Inverter bạn nên sài các loại công nghiệp để đảm bảo việc phà hơi liên tục. Lúc trước tôi đã gặp vấn đề nầy, công ty để tiết kiệm điện đầu tư máy lạnh inverter cho tiết kiệm điện, và đến khi bộ phận inverter chập chờn phòng cũng nóng lạnh chập chờn luôn, có hôm nó không phả hơi lạnh như và kết quả là nguyên dàn server ngõm, vì bạn biết đấy server hoạt động lâu sẽ rất nóng, đến khi quá nóng không có hệ thống làm mát nó sẽ tự động tắt.
– Việc bảo trì máy lạnh bạn phải thực hiện thường xuyên 2-3 tháng 1 lần đối với máy còn tốt, với máy xì cúc thì bạn nên bảo trì hàng tháng.
– Việc gắn thêm hệ thống đo nhiệt độ, độ ẩm và gửi cảnh báo là cần thiết để bạn có thể quản lý từ xa cũng như an tâm hơn trong việc duy trì hệ thống 24/24
– Về máy lạnh nếu phòng bạn chạy 1 máy lạnh 3 ngựa là đủ thì bạn nên lắp đặt 2 cái, và set lịch cho nó chạy 1 cái chạy 1 cái nghĩ để đảm bảo máy lạnh chạy bền hơn, vì việc duy trì lạnh của phòng server bạn phải đảm bảo 24/24, nếu bạn chạy 1 máy lạnh thường xuyên có lẽ bạn sẽ tốn chi phí bảo dưỡng và sữa chữa cao gấp mấy lần mua 2 cái máy lạnh.
==> Phía trên là đôi dòng chia sẽ tất cả những hiểu biết của tôi về việc chọn hardware. Có những phần không chuẩn mong mọi người góp ý để mọi thứ hoàn thiện hơn.
Các bạn có thắc mắc có thể liên hệ admin tại fanpage: https://www.facebook.com/groups/itforvn.
Bên cạnh đó các bạn truy cập vào website: https://portal.itforvn.com/ để biết thêm chi tiết.